Các ứng dụng phi tập trung hiện đang ngày càng chứng tỏ được sức mạnh về thị trường bởi những ưu điểm mà nó có. Tuy vậy nó vẫn tồn tại những khuyết điểm nhất định chẳng hạn như khả năng kết nối với nhau và kết nối với nguồn dữ liệu ngoài. Một giao thức đã được sinh ra để khắc phục những điều này đó là Band Protocol. Để biết Band Protocol là gì và nó được dùng để làm gì, BAND là gì và các chức năng của nó, dự đoán khả năng phát triển của BAND tại bài viết dưới đây.
Band Protocol là gì?
Band Protocol là tên của một giao thức có được phát triển với mục đích quản lý dữ liệu phi tập trung. Với Band Protocol, các nhà phát triển, các doanh nghiệp, cá nhân có thể phát hành các token công khai đã được biến đổi thành của mình. Nếu người dùng có những cộng đồng người dùng riêng biệt thì những token này được sử dụng để quản trị dữ liệu trong đó. Band Protocol mang đến tiêu chuẩn và mã nguồn mở để quản trị dữ liệu phi tập trung đối với công nghệ Web 3.0.

- Band Protocol có chức năng nổi bật đó là giúp các ứng dụng phi tập trung được tiếp cận dễ dàng với nguồn dữ liệu thực bên ngoài và tiếp cận dễ dàng với nhau. Bên cạnh đó, các dữ liệu được trao đổi cũng được đảm bảo về độ chính xác và đáng tin cậy cao nhờ vào các ưu đãi kinh tế. Ngày trước, giao thức này được xây dựng trên nền tảng Blockchain của Ethereum tuy nhiên do nền tảng này có nhiều điểm hạn chế nên không phù hợp, ngày nay nó được sử dụng cho mọi nền tảng cung cấp Hợp đồng thông minh phổ biến trên thế giới.
- Hiện nay ước tính trên web có khoảng 1,2 triệu TB dữ liệu được lưu trữ nhưng đa số trong đó lại không đảm bảo được độ tin cậy về cấu trúc. Bởi vậy, để giải quyết những yếu tố đang gây bất lợi cho cấu trúc cơ sở dữ liệu hạ tầng và các công nghệ phi tập trung thì các nhà phát triển đã tạo nên Band Protocol. Giao thức này được giới thiệu là sẽ tạo ra một môi trường quản trị dữ liệu dựa vào sức mạnh cộng đồng vậy nên đảm bảo được tính an toàn và chính xác cho dữ liệu.
Band Protocol (BAND) được dùng để giải quyết vấn đề gì?
Một số vấn đề được giải quyết theo như đội ngũ phát triển nêu ra:
Thông tin có thể sử dụng được hay không?
Hiện nay các Smart Contract không có khả năng tự kết nối và tiếp cận với dữ liệu bên ngoài và cũng không có cách nào giúp các Dapp có thể kết nối với các nguồn dữ liệu bên ngoài mà đơn giản dễ dàng.
Và cho dù có các giải pháp cho những vấn đề trên đi chăng nữa thì vẫn có một bức tường ngăn cách để các nhà phát triển có thể tiếp cận và sử dụng chúng đó là công nghệ.
Độ chính xác của thông tin
Như đã nói ở phần trước thì các thông tin và dữ liệu được lưu trữ trong các cộng đồng hiện nay đa phần đang gặp vấn đề về độ tin cậy nên bất kỳ ai truy cập vào đều có nhiều ít sự hoài nghi về chúng.
Nếu không có các hoạt động khuyến khích khích lệ hiệu quả thì các thông tin được đăng tải trên Dapp vẫn có thể gặp tình trạng thiếu đảm bảo về độ chính xác và tin cậy. Những thông tin này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động diễn ra trên Dapp.
Band Protocol (BAND) làm thế nào để giải quyết các vấn đề đó?
Band Protocol đã lập ra một khuôn khổ kế hoạch chi tiết để quản lý những dữ liệu được lưu trữ trong cộng đồng và đây chính là giải pháp nòng cốt cho vấn đề này được dự án nêu ra.

Band Protocol sẽ đóng vai trò như một cầu nối trung gian để các ứng dụng phi tập trung có thể kết nối với nhau và kết nối với nguồn dữ liệu bên ngoài. Tất nhiên nó cũng đảm bảo cho các dữ liệu được trao đổi trong đây có độ chính xác cao và độ tin cậy chấp nhận được nhờ vào các cơ chế khuyến khích kinh tế.
Band Protocol sẽ chia bộ dữ liệu trên thành nhiều phần của một nhóm dữ liệu chung với tên gọi là “Dataset Governance Groups”. Một Group sẽ có một token khác nhau để đặt cọc và các token này được Group quản lý bằng một trong hai cơ chế Token-Curated Data Sources hoặc Token-Curated Registry.
BAND là gì?
BAND là đồng token chính thức được dự án Band Protocol phát hành. Ngày trước, khi giao thức được xây dựng trên nền tảng Blockchain của Ethereum thì nó thuộc tiêu chuẩn ERC-20. Sau khi giao thức được chuyển sang các nền tảng khác thì đồng BAND cũng được di chuyển sang các nền tảng này theo sau, việc swap được tiến hành với tỷ lệ là 1:1.
- Đơn vị: BAND
- Nền tảng Blockchain: Ethereum
- Hợp đồng thông minh: Yes
- Tổng token được cung cấp: 100.000.000 BAND
- Kiểu loại token: xổ số và Airdrop
- Giá của của BAND: 1 BAND = 0,473 USD
BAND Token đảm nhiệm những chức năng gì?
Với tư cách là đồng token chính thức, BAND có những nhiệm vụ sau đây:
Đảm bảo thanh khoản cho Data Governance Groups và làm cơ sở xác thực cho giá trị của token
Như những gì phần trước đã trình bày thì mỗi một cộng đồng đều sở hữu những dữ liệu nhất định và để có được những thông tin đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy thì cần biện pháp khích lệ hiệu quả. Trong trường hợp này, BAND token chính là biện pháp khích lệ đó. BAND token có vai trò như vật thế chấp để phát hành tập dữ liệu token.
Vậy nên bất kỳ ai muốn có được nguồn dữ liệu thì chỉ cần chi trả BAND token hợp lý đến các Data Governance Group. Ngược lại thì bạn cũng có thể bán lại tập dữ liệu và lấy lại BAND.
Lưu trữ giá trị của mọi tập dữ liệu
Theo như lời giới thiệu của đội ngũ phát triển thì để có được tập dữ liệu bạn cần chi trả BAND như một kiểu thế chấp.
Nếu nhu cầu thị trường về các tập dữ liệu này tăng lên sẽ dẫn đến nhu cầu sở hữu về đồng BAND cũng tăng theo và theo quy luật cung cầu thì điều này dẫn đến giá trị của đồng BAND cũng tăng lên. Giá cả lại tỷ lệ thuận với độ khan hiếm BAND token và độ khó để mua được tệp dữ liệu. Đây sẽ là điều củng cố bảo mật cho các Data Governance Group.
BAND là cơ sở để tham gia vào các công việc quản trị cho giao thức
Những người đang tham gia đặt cọc có thể dùng đồng BAND để tham gia bỏ phiếu cho các phương án phát triển được nêu ra trong hệ thống.
Dự đoán tương lai phát triển của đồng BAND Token
Đầu tiên cần xét đến mô hình hoạt động của giao thức Band Protocol. Cách mà họ giải quyết vấn đề ở đây là cung cấp cầu kết nối để các ứng dụng phi tập trung kết nối được với nhau và kết nối với dữ liệu bên ngoài.
Mỗi một nhóm nhỏ của cộng đồng lớn lại có những tệp dữ liệu và đồng token riêng, các tệp dữ liệu riêng của các nhóm khác nhau có thể được trao đổi qua lại với nhau nhờ vào việc sử dụng BAND token của giao thức.
Đồng token chính thức là rất cần thiết và nó đóng vai trò như trái tim cho các nhóm nhỏ của một cộng đồng lớn hoạt động. Bởi vậy nên nhu cầu về BAND token chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhu cầu về tệp dữ liệu.
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi sự phổ biến và mở rộng của những nhóm nhỏ sẽ tác động trực tiếp vào sự phát triển của cộng đồng lớn và khi nhu cầu sở hữu về các tệp dữ liệu tăng thì kéo theo tăng cả gia trị đồng BAND.
Có đáng để tham gia đầu tư vào BAND Token hay không?
Xét trên một số phương diện sau của dự án và đồng BAND để có thể tìm ra câu trả lời nhé:
Các sản phẩm
Hiện dự án mới chỉ được tham gia thử nghiệm với 4 ứng dụng đang được hoạt động trên đó.
Trong thời gian tới, khi dự án được chính thức đi vào hoạt động và Mainnet được đưa ra thì việc bạn cần làm đó là theo dõi vào sự phát triển của các cộng đồng đang được xây dựng trên giao thức Band Protocol.

Kế hoạch phát triển
Kế hoạch phát triển cụ thể chưa được tiết lộ cũng như lịch bán token cũng chưa được công khai. Trong tương lai nếu đội ngũ phát triển có công bố những kế hoạch này, chúng tôi sẽ cập nhật vào một bài viết khác.
Về token
BAND là một token tiện ích và theo như cấu trúc của Band Protocol thì họ còn có các tệp dữ liệu token.
Nếu nhìn theo góc nhìn của người dùng thì họ sẽ quan tâm đến các tệp dữ liệu là chủ yếu, nhưng nếu nói đến vai trò là một nhà đầu tư thì bạn chú ý đến BAND hơn. Bởi như những gì chúng tôi đã nói trước đó, chỉ khi sở hữu BAND bạn mới có thể tham gia vào cộng đồng của Band Protocol và nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cộng đồng này.
Lời kết
Như vậy là bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cốt lõi nhất khi nhắc đến BAND đó là Band Protocol là gì, nó sinh ra để làm gì và thực hiện điều đó như thế nào, BAND là gì và nó có những chức năng gì, cùng dự đoán khả năng phát triển của BAND và thảo luận về việc có nên đầu tư vào BAND hay không. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết cho công việc của bạn.
Xem thêm: Solana là gì?