Dự án World Liberty Financial do nhà Trump hậu thuẫn mở xác minh KYC


World Liberty Financial, dự án DeFi được phát triển với sự hậu thuẫn từ gia đình Trump, đã mở quy trình xác minh KYC trên website chính thức của mình.

Dự án World Liberty Financial do nhà Trump hậu thuẫn mở xác minh KYC

World Liberty Financial, dự án crypto được gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hậu thuẫn, đã mở quy trình xác minh KYC trên website chính thức của mình.

KYC – viết tắt của “Know Your Customer” – là quy trình xác minh danh tính chuẩn mực được thiết kế để bảo vệ các tổ chức tài chính khỏi những hoạt động tội phạm bất hợp pháp trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa. Chuẩn mực này được phát triển nhằm đối phó với gian lận, tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đây là yêu cầu pháp lý trong các biện pháp chống rửa tiền và thường bao gồm việc nộp các tài liệu nhận dạng cá nhân như hộ chiếu hoặc bằng lái xe và bằng chứng địa chỉ, tùy thuộc vào khu vực pháp lý.

Giao diện KYC của website dự án crypto World Liberty Financial được gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hậu thuẫn chụp vào tối ngày 30/09/2024

Theo thông tin hiển thị trên website khi truy cập, người dùng sẽ có 2 lựa chọn về khu vực sinh sống ở trong/ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

  • Nếu chọn “Tôi sống ở Hoa Kỳ”: Người dùng sẽ xác nhận sở hữu quốc tịch Mỹ được định nghĩa theo Đạo luật Chứng khoán Hoa Kỳ năm 1933 và đáp ứng các yêu cầu để được coi là “nhà đầu tư được công nhận”.
  • Nếu chọn “Tôi sống ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ”: Người dùng sẽ xác nhận không thuộc quốc tịch Mỹ được định nghĩa theo Đạo luật Chứng khoán Hoa Kỳ năm 1933 và do đó không có quyền truy cập trang web này từ Hoa Kỳ.

Ở phía dưới 2 sự lựa chọn này có dòng ghi chú:

“Thông tin bổ sung về World Liberty Financial chỉ dành cho những người đã được xác nhận thông qua việc hoàn tất quy trình KYC. Tại Hoa Kỳ, thông tin này chỉ dành cho những người đã được xác nhận là nhà đầu tư được công nhận. Trang này không nhằm mục đích chào bán, hoặc mời gọi chào mua token tại bất kỳ khu vực pháp lý nào. Nếu có và khi bắt đầu, bất kỳ đợt chào bán nào sẽ có sẵn cho những người đã hoàn tất các thủ tục KYC và xác minh này. Nếu bạn muốn đủ điều kiện để truy cập thông tin trong khu vực của mình khi có đợt chào bán, chúng tôi khuyên bạn nên đạt điều kiện KYC”.

Điều đáng chú ý là dù người dùng lựa chọn sinh sống ở trong hay ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ thì trang web vẫn sẽ điều hướng họ tới bước tiếp theo đó là “Kết nối ví crypto” trước khi thực sự đến giai đoạn KYC.

Ảnh chụp màn hình bước 1 yêu cầu “Kết nối ví Web3” trước khi tiến hành quy trình KYC

Ảnh chụp màn hình bước 2 quy trình KYC của dự án dự án crypto World Liberty Financial

Đến thời điểm hiện tại, thông tin về World Liberty Financial vẫn còn rất “nhỏ giọt” và chưa rõ liệu sau quá trình KYC này thì gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đang đại diện cho Đảng Cộng hòa để chạy đua vào Nhà Trắng, cùng 3 người con trai của ông là Donald Trump Jr., Eric Trump và Barron Trump – sẽ có động thái gì tiếp theo.

Theo một số nguồn tin rò rỉ:

  • World Liberty Financial sẽ là một “ngân hàng crypto”, cho phép nhà đầu tư gửi và vay tiền dưới dạng crypto, trả lãi cho nền tảng.
  • 70% vốn sở hữu dự án là nằm trong tay gia đình Trump và các nhà đầu tư khác.
  • Sẽ có token riêng mang tên WLFI, dự định bán ra đến 30% tổng cung để thu về 540 triệu USD, với định giá token lên đến 1,8 tỷ USD.
  • Cũng có thông tin cho rằng World Liberty Financial sẽ “sao chép” mô hình hoạt động của nền tảng lending Aave và sẽ trả lãi cao cho người gửi tiền.

Đồng thời, trong buổi họp báo ra mắt dự án hồi giữa tháng 9 trước đó xác nhận rằng, token WLFI sẽ chỉ bán ra 63% cho cộng đồng, giữ lại 20% cho đội ngũ dự án và 17% làm phần thưởng thanh khoản. Token sẽ có chức năng quản trị là chủ yếu, nhưng đáng chú ý là có đặc tính “non-transferable”, tức là sẽ không thể được giao dịch.

Việc triển khai quy trình KYC có thể là một trong những cơ chế để dự án tiến tới đợt public sale phát hành token đến nhà đầu tư Mỹ, và là một cách đề phòng nguy cơ bị Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) điều tra dưới diện chào bán chứng khoán.

Như đã biết, SEC vẫn đang không ngừng sử dụng lập luận chứng khoán để truy cứu trách nhiệm của nhiều công ty lớn trong ngành, bao gồm các sàn Coinbase, Binance, Kraken, Robinhood, Uniswap, đơn vị phát triển hạ tầng Consensys, nền tảng NFT OpenSea, gây áp lực cản trở ETF Solana, bắt eToro và Terraform Labs đóng phạt,…

Ở chiều ngược lại, SEC cũng nhận về một số thất bại như phải chấm dứt cuộc điều tra chứng khoán nhắm vào Ethereum và “quay xe” phê duyệt ETF Ethereum một cách chóng vánh, cũng như kết thúc cuộc điều tra vào Paxos/BUSD cùng Stacks mà không có hành động pháp lý nào thêm.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!



Source link

Comments (No)

Leave a Reply