Hẳn là bạn đã nghe nhiều về đồng Ethereum nhưng bạn đã bao giờ nghe về bản nâng cấp của Ethereum chưa? Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn bản nâng cấp của Ethereum có tên Ethereum 2.0, hãy theo dõi vào bài viết này để biết Ethereum 2.0 là gì, các giai đoạn hình thành Ethereum 2.0 và cùng xem nhà phát triển nói gì về Ethereum 2.0 nhé.
Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum 2.0 hay (còn gọi là Serentity) là tên gọi chung khi nhắc đến một số cập nhật lớn của đồng Ethereum.
Bản cập nhật này ra đời để giải quyết một số vấn đề nan giải của Blockchain, bao gồm: vấn đề bảo mật, khả năng mở rộng mạng lưới và vấn đề phân tán mạng lưới.
Và sau đây là các giải pháp cho vấn đề này:
Beacon Chain
Beacon Chain được biết đến là cái rốn của Ethereum 2.0. Chuỗi Beacon sẽ hoạt động song hành và liên kết chéo giữa Main chain (chuỗi chính) và Shard Chain (chuỗi Shard).
Proof of Stake
Proof of Stake hay còn gọi là PoS là cơ chế đồng thuận được tạo ra để thay thế cho cơ chế Proof of Work (PoW). Việc chuyển đổi giữa hai cơ chế này được thực hiện nhờ cơ chế trung gian là Casper Friendly Finality Gadget.
Vậy nên, có thể hiểu là giá trị và hoạt động của Ethereum không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các mỏ đào coin và thợ đào coin nữa.
Ngày trước, thợ đào coin có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của đồng Ethereum, một giao dịch Ethereum nếu không có sự xác nhận của thợ đào coin thì sẽ không thành công. Giờ đây, khi không còn phụ thuộc vào thợ đào nữa thì hệ thống này sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Sharding
Sharding là cách thức nhân rộng khối lượng giao dịch lưu thông trên chuỗi. Cách mà nó thực hiện được điều đó chính là chia nhỏ cơ sở dữ liệu thành nhiều phần nhỏ hơn. Và những dữ liệu nhỏ ấy có tên là “Shard”
eWASM
eWASM là tên viết tắt của Ethereum-flavored WebAssembly là tập con thuộc WebAssembly (hay còn gọi là Wasm) được sử dụng khi nói đến hợp đồng tương lai.
Mỗi một Shard như đã nói ở phía trên sẽ kèm theo 1 eWASM tương ứng với máy ảo Ethereum (Ethereum Virtual Machine – EVM). Đến nay chưa có quyết định của nhà phát triển rằng sẽ thay thế EVM hay không nhưng kế hoạch thay thế sẽ được lập ra.
Các giai đoạn hình thành Ethereum 2.0

Giai đoạn 0
Kế hoạch triển khai ETH2 được chia thành 4 giai đoạn chính và bắt đầu bằng giai đoạn 0. Theo kế hoạch thì ở giai đoạn 0, Beacon chain của hệ thống Ethereum 2.0 được khởi động. Beacon chain có nhiệm vụ thực hiện PoS và giữ cuốn sổ ghi chép, quản lý đăng ký của những người đã được xác nhận, những người mà chứng thực chuỗi khối đang tồn tại trên hệ thống Ethereum 2.0.
Muốn Beacon Chain hoạt động các khối nguyên bản của nó, theo tính toán thì cần có ít nhất 524.288 ETH được Stake và chia cho 16.384 người xác nhận (những con số này được tính toán để đảm bảo sao cho tính bảo mật ổn định và tính phi tập trung có hiệu quả). Chỉ khi đạt đến ngưỡng này thì phần thưởng staking mới được chia cho các bên.
Giai đoạn 1
Ngày ra mắt của giai đoạn 1 chưa được xác định nhưng dự kiến là năm tới sau khi Beacon Chain của giai đoạn 0 được ra mắt. Cải biến lớn nhất của giai đoạn 1 phải nói đến triển khai chuỗi phân đoạn (một giải pháp để mở rộng mạng lưới). Riêng với Ethereum 2.0, việc sharding sẽ tạo nên 64 chuỗi nhỏ phân chia từ Blockchain Ethereum. Các chuỗi nhỏ này sẽ xử lý được nhiều giao dịch chỉ trong khoảng thời gian ngắn vậy nên nó giúp mạng lưới làm việc năng suất hơn và mở rộng phạm vi hoạt động. Đây được cho là một ưu điểm của Ethereum 2.0 khi mà đồng Ethereum chỉ có thể xử lý một công việc trong một thời điểm, tức là các giao dịch phải xếp hàng chờ được giải quyết lần lượt thì giờ đây sự phân chia sẽ có tác dụng như thêm nhân lực làm việc, giúp giải quyết được nhiều giao dịch cùng lúc.
Giai đoạn 1.5
Trong giai đoạn 1 có một thời điểm mang tính quyết định đó là kết hợp Blockchain PoW Ethereum cũ với PoS mới. Thời điểm này quan trọng nên được đặt tên là Giai đoạn 1.5. Trong giai đoạn này, Blockchain ETH PoW được hợp nhất với Ethereum 2.0 và hoạt động như một phần trong 64 shard cùng với Beacon Chain, tức là không làm thay đổi hoàn toàn dữ liệu gốc. Như vậy những ai đang sở hữu Ethereum cũng không cần chuyển đổi hay swap token để đổi Ethereum thành Ethereum 2.0. Mặc dù vẫn sử dụng PoW nhưng lúc này nó chỉ đóng nhiệm vụ như một phần nhỏ trong cơ chế hoạt động của Ethereum 2.0.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 chưa xác định được nội dung và kế hoạch cụ thể như hai giai đoạn trước nhưng chúng ta có thể biết rằng ở giai đoạn này Ethereum 2.0 có thể thực hiện giao dịch, chuyển tiền, rút tiền, giao dịch hợp đồng thông minh như đồng coin hoàn chỉnh.
5 điều nhà phát triển giới thiệu về Ethereum 2.0

1.Có thể đổi ngược lại Blockchain Ethereum 2.0 sang Blockchain Ethereum cũ nhanh chóng
Để Blockchain Ethereum PoW hợp nhất với PoS thì phải mất tới vài năm và trong vài năm này, người dùng không thể bỏ dở giữa chừng.
Ông Preston Van Loon, đại diện cho nhóm phát triển dự án giải thích rằng điều này là do sự phức tạp trong việc thiết lập cầu nối và đây là lỗ hổng trong bảo mật cho cả hai chuỗi.
Để đảm bảo an toàn bảo mật trong khi chuyển đổi Ethereum PoW được đồng bộ hóa và chấp nhận trên PoS cần có những phương pháp bảo mật cứng rắn.
Ông Buterin cũng nói đến vấn đề bảo mật cầu nối giữa 2 hệ thống Blockchain rằng cả hai đều cần những biện pháp bảo mật thiết thực bảo vệ Ethereum 1.0 nếu không may Ethereum 2.0 bị xâm nhập. Tuy nhiên các biện pháp được đưa ra nhưng vẫn chưa có biện pháp nào đi vào thực hiện và vấn đề này vẫn chưa có kế hoạch giải quyết cụ thể.
2.Có thể Ethereum 2.0 sẽ hoạt động độc lập trước khi việc hợp nhất được hoàn tất
Beacon Chain là cốt lõi của PoS và cũng là cốt lõi của Ethereum 2.0. Nó đóng vai trò như người quản lý và điều khiển các hoạt động của các shard.
Ở giai đoạn 1, các shard có sẵn Beacon để liên kết và sang giai đoạn 2, nhà phát triển ứng dụng sẽ để cho các sard hoạt động trên từng phân vùng nhất định.
Sau đó là thiết lập bảo mật cho việc hợp nhất hai mạng lưới bằng cách hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cho Ethereum 2.0.
3.Việc truy xuất dữ liệu từ Blockchain Ethereum rất tốn kém
Ông Buterin đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này như sau: các lập trình viên có thể tránh viết các ứng dụng có kích thước xem lớn, tức là kích thước lưu trữ, hợp đồng vfa mã hợp đồng không bị vượt quá giới hạn để giao dịch thì có thể lại bỏ phần lớn phí hao tổn.
Nguyên nhân khiến chi phí tăng cao được cho là do Ethereum hiển thị tất cả các tài khoản đã giao dịch trên nền tảng Blockchain và được lưu trữ bằng phương thức PoS.
4.Ethereum sẽ mất đi tính năng phân tách khả năng xử lý thanh toán
Có một điều đáng chú ý là mạng lưới không thể thực hiện phân tách và xử lý thanh toán một cách đồng thời.
Việc thực hiện các giao dịch trao đổi các ứng dụng khác nhau theo cách trên là không thể thực hiện được. Một chuỗi giao dịch có thể phải làm lại từ đầu chỉ vì một giao dịch trong đó thất bại.Tuy nhiên, với mạng lưới Ethereum hiện tại thì việc này hoàn toàn có thể vì các Dapp hoạt động trên cùng một mạng lưới.
Ethereum 2.0 nhờ vào việc vận hành trên nhiều shard nên sẽ chia nhỏ các giao dịch thành nhiều shard. Theo lý thuyết, các Dapp có nhiệm vụ thiết lập giao dịch và cắt thành nhiều mảnh nhỏ để chia cho các shard của mạng lưới.
5.Sau khi ra mắt thì Ethereum chỉ còn nửa khả năng giao dịch
Theo ông Buterin, số lượng shard sẽ giảm rất nhiều so với dự kiến ban đầu vì như vậy sẽ đơn giản hơn và tối ưu tốc độ xử lý. Đồng quan điểm với ông Buterin thì ông Edgington cũng cho rằng đây là cách hiệu quả để giảm gánh nặng khi trao đổi chéo giữa các shard và đồng thời giảm khả năng phát sinh những vấn đề rắc rối trong mạng lưới Ethereum 2.0.
Lời kết
Bài viết là tổng hợp các kiến thức cần biết về Ethereum 2.0 bao gồm: Ethereum 2.0 là gì? Các giai đoạn phát triển của Ethereum, 5 điều nhà phát triển nói về Ethereum bạn cần biết. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho công việc đầu tư của bạn.
Xem thêm: Bytecoin là gì