Nếu là một dân chuyên công nghệ, chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua Internet of Things, một khái niệm xuất hiện khá nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Internet of Things viết tắt là IoT, hiện thu hút không ít sự quan tâm và chú ý từ thế giới khoa học – công nghệ.
Vậy IoT là gì? Điều gì khiến cho IoT được đánh giá là sẽ bùng nổ trong tương lai? Tại sao IoT tác động mạnh mẽ tơi cuộc sống con người chúng ta? Hãy cùng Trade24h tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Internet of Things là gì?
“Internet of Things – Internet vạn vật” đề cập đến vấn đề sử dụng một mạng lưới Internet để kết nối chung cho toàn bộ thiết bị, đồ vật trên thế giới. Giúp cho những thứ tưởng chừng như vô tri, vô giác có thể giao tiếp, trao đổi dữ liệu và truyền tải thông tin một cách tự động, logic với nhau mà không cần sự tác động trực tiếp từ con người.
Ví dụ về Internet of Things
Bạn có thể hình dung như là chúng ta đang áp dụng trí tuệ nhân tạo AI cho tất cả các đồ vật trong gia đình: Từ bóng đèn, cánh cửa, cho đến máy giặt, lò vi sống, điều hòa…
Ví dụ: Mỗi khi bạn đi làm về, hệ thống bảo mật sẽ nhận diện khuôn mặt bạn, nếu quyền sở hữu được xác nhận, cánh cửa sẽ tự động mở ra chào đón bạn, bóng đèn sẽ sáng lên, điều hòa bắt đầu bật sao cho phù hợp với nhiệt độ môi trường xung quanh, hệ thống âm thanh bắt đầu phát bài hát mà bạn yêu cầu qua giọng nói…

Hay trên các tuyến đường cao tốc, hệ thống camera giám sát sẽ gửi đến màn hình trên xe hơi bạn những vấn đề đang diễn ra ở quãng đường phía trước như: Ùn tắc giao thông, tai nạn, thời tiết bất lợi, mặt đường không đảm bảo… Từ đó tư vấn cho bạn lựa chọn khác để đến điểm hẹn và tự động điều khiển phương tiện đến đó một cách an toàn, nhanh chóng.
Internet of Thing hoạt động như thế nào?
Để IoT có thể hoạt động và đạt được hiệu quả, chúng ta cần sự có mặt của 2 yếu tố: “Internet” và “Things”, dữ liệu và khả năng xử lý dữ liệu.
Dữ liệu ở đây là gì? “Internet”
Đó là những thông tin, đó là những logic mà con người đưa lên hệ thống Internet chung cho mọi thiết bị, đồ vật. Mỗi thiết bị sẽ có một đặc tính riêng, cách hoạt động riêng, con người sẽ dạy cho chúng cách hoạt động như thế nào để phát huy tối đa tính năng cũng như phối hợp với nhau để hoàn thành công việc.
Hay nói cách khác, con người tạo ra một hệ thống dữ liệu khổng lồ, máy móc sẽ dựa vào đó để xử lý thông tin và hoạt động. Trong quá trình hoạt động, máy móc cũng tự lưu lại những dữ liệu và thông tin thực tế vào trong mạng chung, từ đó tạo nên một hệ thống dữ liệu khổng lồ “Big Data”.
Cách xử lý dữ liệu từ vạn vật “Things”
Bất kỳ thiết bị nào muốn tự động hóa, trước hết phải được con người tích hợp một hệ thống điều chỉnh tự động và cảm biến.
Hệ thống cảm biến này có thể chuyển đổi, phát hiện các hiện tượng trong môi trường tự nhiên từ đó biến nó thành dữ liệu trong môi trường Internet. Phải trải qua bước xử lý dữ liệu, hệ thống mới có thể đưa ra các điều hướng vật lý cũng như tác động sao cho phù hợp với logic như con người mong muốn.
Ví dụ cho các bạn dễ hình dung: Với một hệ thống sưởi ấm tự động, chúng ta đặt ra yêu cầu: Hệ thống phải có thể tự hoạt động tùy theo nhiệt độ môi trường, độ ẩm, thời tiết hoặc giọng nói… Để có thể làm được như vậy, cần hai yếu tố:
- Thứ nhất: Hệ thống cần hiểu nhiệt độ là gì? Độ ẩm là gì? Chỉ số bao nhiêu là chạm ngưỡng để bắt đầu hoạt động? Từ khóa nào sẽ được sử dụng để khởi động hệ thống? Các kiến thức đó đã được con người tích hợp trên một mạng lưới Internet khổng lồ áp dụng chung cho vạn vật.
- Thứ hai: Làm sao để biết nhiệt độ môi trường thực tế là bao nhiêu? Độ ẩm xung quanh là bao nhiêu? Âm thanh con người phát ra có mục đích yêu cầu sưởi ấm hay không? Điều đó phụ thuộc vào hệ thống cảm biến con người đặt trong thiết bị và đồ vật.
Internet of Things ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống chúng ta?
Tưởng tượng trong tương lai, chúng ta sẽ sống trong thế giới mà đồ vật có thể tự động kết nối, làm việc và tương tác trực tiếp với con người… Chắc hẳn mọi công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, đời sống sẽ nhàn nhã và tiện nghi hơn.
Tuy nhiên tất cả mọi thứ đều có hai mặt của nó, IoT cũng vậy, ngoài những tác động tích cực đến cuộc sống, nó cũng mang lại những điều tiêu cực ảnh hưởng xấu đến con người:

Tích cực
- IoT có ứng dụng rộng rãi và tăng hiệu quả công việc cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ:
- Quản lý đô thị và môi trường
- Y tế và giáo dục
- Mua sắm trực tuyến, mua sắm thông minh
- Phản hồi kịp thời trong các tình huống khẩn cấp mà con người không kịp hoặc không thể nhận biết
- Quản lý các thiết bị cá nhân cũng như công cộng
- Tự động hóa phương tiện, nhà cửa, thiết bị gia dụng…
- Nâng cao đời sống của con người về mọi mặt: Sức khỏe, tiện nghi, hiện đại…
- Tạo lợi ích kinh tế khổng lồ cho các doanh nghiệp cũng như các quốc gia
- Xây dựng một hệ thống dữ liệu khổng lồ ngày càng hoàn thiện và hữu ích
Tiêu cực
- IoT có thể sẽ khiến con người phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, quên đi bản năng và những hoạt động truyền thống
- Vấn đề an ninh mạng và bảo mật dữ liệu thông tin cá nhân IoT cực kỳ nhạy cảm
- Không tránh khỏi những cuộc tấn công từ tin tặc và tội phạm mạng vào những thiết bị sử dụng công nghệ IoT
- Hệ thống dữ liệu sử dụng cho IoT quá lớn, con người rất khó có thể kiểm soát
- Nếu IoT trở nên phổ biến, liệu chúng ta có quên đi cách tương tác giữa người với người, giữa người với vật?
Kết luận
Tóm lại Internet of Things ngày nay vẫn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và có những tác động tích cực tới cuộc sống con người. Trong tương lai, IoT được dự đoán sẽ trở thành xu thế và trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh đời sống.
Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy like và chia sẽ cũng như đừng quên truy cập vào Trade24h mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhé. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!