Scam là thuật ngữ ngày càng được quan tâm và nhắc tới với tần suất dày đặc bởi sự tinh vi trong các chiêu trò ngày càng tăng, người dùng mạng internet luôn đứng trước nguy cơ bị lừa đảo bởi những tên Scammer chuyên nghiệp. Vậy Scam là gì? Làm thế nào để phát hiện và đảm bảo sự an toàn trước những sacm trực tuyến? Hãy cùng Trade24h.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Scam là gì?
Chắc hẳn khi nhắc tới Scam thì khá nhiều bạn cảm thấy lạ lẫm. Nhưng khi nhắc tới những vụ lừa đảo qua những cuộc điện thoại, qua email hay trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo sẽ khiến bạn dễ hình dung hơn cả. Đúng vậy, Scam là thuật ngữ được hiểu đơn giản là lừa đảo trực tuyến với nhiều hình thức khác nhau.
Lật tẩy 7 chiêu trò Scam phổ biến hiện nay
Scam Hack:
Đây chính là chiêu thức Scam kinh điển, bằng cách sử dụng công nghệ để đột nhập vào hệ thống mạng, những tên Hacker sẽ tìm cách đánh cắp được thông tin cá nhân của bạn và thực hiện những bước tiếp theo để đạt được mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay những mục đích chiếm đoạt khác.
Scam Email:
Một ví dụ điển hình cho loại hình lừa đảo qua Email này chính là những thông báo từ ngân hàng mạo danh với nội dung là bạn đã rút một số tiền nào đó để chi trả cho món hàng mà trên thực tế bạn không hề mua sau đó yêu cầu bạn xác nhận thông tin theo yêu cầu, nếu bạn không tỉnh táo kiểm tra lại sự thật mà thực hiện theo, tài khoản ngân hàng của bạn sẽ dễ dàng bị đánh cắp bởi phương thức này.
Ngoài ra trên Email còn phổ biến với hình thức lừa đảo chuỗi với thông tin sai lệch không đúng sự thật. Bạn có thể trở thành nạn nhân bất cứ khi nào nếu nhận được những tin nhắn mang tính chất mời gọi chuyển tiếp tin nhắn cho người khác để nhận được một số tiền/giải thưởng từ tổ chức hay người nổi tiếng nào đó.
Scam từ thiện:
Đây là Scam lừa đảo thường thấy trên các trạng mạng xã hội hiện nay như facebook, zalo,…Bạn sẽ không còn thấy lạ với những bài viết có nội dung về một trường hợp đang gặp khó khăn cần được giúp đỡ, kêu gọi từ thiện kèm tài khoản ngân hàng nhận sự quyên góp được chia sẻ rất nhiều khi đang lướt facebook, trên thực tế phần trăm những nick ảo lợi dụng lòng thương của người dùng mạng để lừa đảo là rất phổ biến, chính vì vậy bạn cần thận trọng, xác nhận thông tin chính xác bằng những nguồn tin cậy, tránh trường hợp đặt tình thương và niềm tin sai chỗ.
Scam Catfish:
Mấy năm trở lại đây đã có rất nhiều nạn nhân mắc bẫy bởi hình thức lừa đảo này. Catfish là kiểu lừa đảo mà một cá nhân hay tổ chức tạo nên một kịch bản giả trên các web hẹn hò trực tuyến, tìm hiểu và lấy cắp thông tin rồi nhắm vào những con mồi phù hợp, nạn nhân thường là những người cô đơn chưa có gia đình hoặc đã mất vợ/chồng. Điển hình tại Việt Nam là vụ Catfish từ những tên Scamer người nước ngoài tên X làm quen với một phụ nữ Việt góa chồng tên Y, nắm bắt được tâm lí của chị Y, tên X sau một thời gian làm quen trò chuyện đã ngỏ ý gửi quà về Việt Nam cho chị Y mang giá trị rất lớn như hột soàn, kim cương,… Tuy nhiên để gửi quà cần mất một số tiền phí nào đó cần trả trước, bằng một lí do nào đó tên X sẽ thuyết phục chị Y gửi tiền phí để nhận quà. Vì tin tưởng và ham vật chất giá trị lớn, chị Y mặc dù không có nhiều tiền nhưng cũng đành nhắm mắt đi vay gửi số tiền phí lên tới vài trăm triệu, sau đó tên X ẵm trọn số tiền rồi biến mất không sủi bọt tăm, để lại nạn nhân ngơ ngác đau khổ vì rơi vào hoàn cảnh tiền mất mà quà chẳng thấy đâu.
Scam việc làm:
Đối tượng mục tiêu của loại hình Scam này là những bạn sinh viên mới ra trường loay hoay tìm kiếm công việc phù hợp, thậm chí là nhàn hạ với mức lương hậu hĩnh. Những Scammer thường sẽ thuyết phục rằng bạn sẽ có một công việc nhẹ nhàng lương cao, nhưng trước tiên cần đặt cọc bằng cách chuyển khoản một số tiền, sau khi bạn chuyển tiền cũng là lúc công việc và số tiền đó bốc hơi. Vì vậy đừng vì quá mong muốn có một công việc mà trở thành con mồi béo bở cho chúng. Kinh nghiệm là bạn nên đến tận nơi để xin ứng tuyển, còn nếu làm cộng tác viên bất cứ công việc nào online thì cũng cần chắc chắn bằng cách kí hợp đồng thỏa thuận và rõ ràng về cách thanh toán/trả lương.
Scam 419:
Là hình thức lừa đảo bắt nguồn từ Nigeria, 419 là trò lừa đánh vào lòng tham và sự cả tin của người dùng mạng, chúng thường mạo danh là kế toán/nhân viên ngân hàng để gửi Email cho bạn với những đề nghị hợp tác có mức lợi nhuận “siêu to khổng lồ” và kèm theo lời để nghị cung cấp thông tin về số tài khoản để chúng có thể gửi tiền cho bạn. Và trước khi bạn nhận được số tiền lớn từ chúng thì bạn cần gửi một số tiền nhỏ nào đó sau đó chúng sẽ biến mất, hoặc kèm theo vô số những lời đề nghị rắc rối, bạn sẽ phải làm điều đó trong im lặng và bí mật.
Scam đấu giá:
Kiểu lừa đảo này thường thấy trên những web đấu giá trực tuyến, một sản phẩm không hề tồn tại sẽ được mang ra đấu giá, nếu bạn là người đấu giá thành công, bạn sẽ mất một số tiền đặt cọc nhất định trước khi nhận được sản phẩm đó. Số tiền đặt cọc đó sẽ rơi vào túi những tên Scammer và bạn sẽ không có món hàng nào.
Cách phòng tránh trước khi trở thành nạn nhân của những trò Scam
Để không trở thành con mồi của nạn Scam đang hoàng hành trên khắp các mặt trận Internet, bạn cần lưu ý:
- Đảm bảo có bên thứ trung gian thứ 3 uy tín khi giao dịch
- Nắm rõ những thông tin quan trọng cần thiết trước, trong và sau khi giao dịch
- Thận trọng kiểm tra mọi thông tin trước khi quyết định nhập thông tin hay đăng nhập vào tài khoản nào đó
- Đăng kí bản quyền với những cơ quan tổ chức có thẩm quyền trước khi muốn mở rộng kinh doanh
- Ưu tiên sử dụng những phần mềm có hệ thống bảo mật an toàn và dùng ví điện tử từ phía nhà cung cấp dịch vụ
- Mua bán hàng trên những trang web chất lượng tốt với quy định thanh toán sau nhận hàng và cam kết uy tín.
Trên đây là bài viết Scam là gì? Lật tẩy 7 chiêu trò Scam phổ biến hiện nay và cách phòng tránh. Trade24.vn mong rằng sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích để sử dụng mạng Internet hay các dịch vụ trực tuyến khác một cách an toàn.