Map Protocol (MAPO) là gì? Tìm hiểu Bitcoin Layer 2 dành cho tương tác cross-chain


Map Protocol là giải pháp Bitcoin Layer 2 được xây dựng để giải quyết vấn đề tương tác cross-chain. Map Protocol cung cấp cơ sở hạ tầng Omnichain cần thiết để các DApp có thể tương tác với nhau trong các hệ sinh thái Bitcoin, EVM chain và non-EVM chain. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Map Protocol qua bài viết dưới đây nhé!

Map Protocol (MAPO) là gì? Tìm hiểu Bitcoin Layer 2 dành cho tương tác cross-chain

Map Protocol là gì?

Map Protocol là giải pháp Bitcoin Layer 2 được xây dựng để giải quyết vấn đề tương tác cross-chain. Map Protocol cung cấp cơ sở hạ tầng Omnichain cần thiết để đạt được tính tương tác cao giữa tài sản, cơ sở dữ liệu và tính toán dựa trên trên Bitcoin, EVM chain và non-EVM chain.


Map Protocol là gì?

 Cơ sở hạ tầng Omnichain của Map Protocol theo cơ chế P2P được xây dựng dựa trên light clients (những máy khách nhẹ) và công nghệ ZKP tập trung vào khả năng tương tác cross-chain. Dự án cung cấp nền tảng phát triển smart contract Omnichain cho các DApp có thể tương tác với nhau trong các hệ sinh thái Bitcoin, EVM chain và non-EVM chain.

Bạn có thể quan tâm:

Công nghệ của Map Protocol

Protocol Layer

Protocol Layer là lớp bao gồm 3 thành phần: MAP Relay Chain, light clients và Maintainer.

MAP Relay Chain: Tương tự như Ethereum, Map Protocol cũng có cho mình một môi trường Virtual Machine (VM) riêng có tính tương thích cao với EVM. MAP Relay Chain có vai trò mở rộng và hỗ trợ tính năng của các blockchain không đồng nhất bằng cách tích hợp các chữ ký, thuật toán băm và chứng minh Merkle của các chain mục tiêu dưới dạng hợp đồng đã được biên dịch trước. Điều này cho MAP Relay Chain có khả năng tương thích cho phép triển khai các Light clients trên nhiều chain khác nhau mà vẫn hoạt động hiệu quả.

Có thể nói MAP Relay Chain đóng vai trò là trung tâm xác minh, giao dịch và tương tác cross-chain của Map Protocol và các blockchain khác.

Light clients: Đây là các máy khách nhẹ được triển khai trên mỗi chain có tính chất độc lập và tự động xác minh kết quả giao dịch cross-chain bằng công nghệ ZKP. Có thể nói, chúng là mạng xác minh cho trạng thái tài sản và dữ liệu muốn tương tác cross-chain.

Maintainer: là một chương trình inter-chain (liên chuỗi) độc lập chịu trách nhiệm cập nhật trạng thái của light clients. Vì việc gửi giao dịch tới các chain sẽ tốn nhiều phí gas nên Maintainer được thưởng bằng token MAP tùy theo công việc hữu ích mà họ đã hoàn thành. Ví dụ: cập nhật số lượng giao dịch mà light clients đã xác thực trạng thái.

MAP Omnichain Service Layer (MOS)

Tương tự như dịch vụ di động của Google dành cho nhà phát triển Android, MAP Omnichain Service Layer hay MOS trao quyền cho nhà phát triển DApp xây dựng ứng dụng một cách dễ dàng trên mạng lưới. Các nhà phát triển DApp có thể chạy MOS một cách độc lập hoặc sử dụng các dịch vụ do MOS cung cấp. MOS bao gồm Vaults & Data được triển khai trên mỗi chain và chương trình Messenger để truyền tin nhắn giữa các chain.

Trên source chain (chuỗi nguồn), Vaults & Data chịu trách nhiệm nhận tài sản hoặc dữ liệu và kích hoạt một sự kiện để Messenger nhận thông tin. Trên destination chain (chuỗi đích), Vault & Data chịu trách nhiệm nhận các tin nhắn cross-chain được truyền bởi Messenger và thông qua một thành phần nội bộ để tiến hành xác minh giao dịch chuỗi chéo. Các nhà phát triển DApp có thể sử dụng Vaults & Data trong MOS để chia sẻ tính thanh khoản với các ứng dụng khác.

Messenger: Đây là một chương trình inter-chain độc lập đồng thời là một SDK do các nhà phát triển DApp triển khai, vận hành và duy trì. Các nhà phát triển DApp cũng có thể khuyến khích những người đóng góp để truyền các tin nhắn trong hệ sinh thái Map Protocol.

Application Layer

Đây là lớp ứng dụng bao gồm các trường hợp sử dụng cụ thể của cơ sở hạ tầng Omnichain từ Map Protocol như DeFi, GameFi, NFT, DAO,…

Các nhà phát triển chỉ cần triển khai DApp của họ trên MAP Relay Chain với mô-đun MOS đã hoàn thiện để tận hưởng đặc quyền kết nối toàn bộ tính thanh khoản mà Map Protocol kết nối từ các hệ sinh thái Bitcoin, EVM chain và non-EVM chain.

Thông tin cơ bản về token MAPO

Tên token 

MAP Protocol

Token

MAPO

Blockchain

Ethereum, BNB Chain, Polygon, MAP Relay Chain

Hợp đồng

Ethereum: 0x9E976F211daea0D652912AB99b0Dc21a7fD728e4

BNB Chain: 0x8105ece4ce08b6b6449539a5db23e23b973dfa8f

Polygon: 0xBAbceE78586d3e9E80E0d69601A17f983663Ba6a

Công dụng token

Tiện ích, Quản trị

Tổng cung

10.000.000.000 MAPO

Cung lưu hành

4.386.631.860 MAPO

Tỷ lệ và lịch phân bổ token MAPO

Mining Rewards: 30%

Partner: 22% 

Ecosystem DAO: 21%

Team: 15%

Foundation: 12%


Tỷ lệ phân bổ token MAPO

Token MAPO dùng để làm gì?

MAPO là native token của Map Protocol và người dùng có thể sử dụng trong các trường hợp sau: 

  • Người dùng có thể giao dịch, cung cấp thanh khoản hoặc bridge token MAPO giữa nhiều chain khác nhau.

  • Người dùng có thể staking MAPO để là người đóng góp bảo mật cho Map Protocol hoặc trở thành validator của mạng lưới để xác thực giao dịch và nhận nhiều phần thưởng hơn.

  • Người nắm giữ token MAPO có thể tham gia quản trị dự án.

Nhà đầu tư có thể giao dịch token MAPO ở đâu? 

Hiện tại, nhà đầu tư có thể giao dịch token MAPO tại:

  • Sàn CEX: HTX, Bitget, Gate.io, MEXC,

  • Sàn DEX: Uniswap v3 (Ethereum) và PancakeSwap v3 (BSC).

Nhà đầu tư có thể lưu trữ token MAPO ở ví nào? 

MAPO là token với tiêu chuẩn ERC-20, BEP-20 nên nhà đầu tư có thể lưu trữ trên các loại ví như MetaMask, Trust Wallet, Coin98 Wallet,… Để thuận tiện cho việc giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể lưu trữ MAPO trên ví của các sàn giao dịch niêm yết token này.

Lộ trình phát triển

Q1/2024

Mở rộng hoạt động đến 2 chain Tron và Conflux.

Thử nghiệm công cụ phát hành chuẩn token Omnichain MRC20.

Q2/2024 

Chạy thử mô-đun xác minh Light Client được tái cấu trúc bằng ZK-Proof.

Phát hành giao thức BRC-201 phiên bản 2.0 và hỗ trợ tài sản chuẩn token BRC-20 cho chức năng chuyển tài sản cross-chain.

Q3/2024

Ra mắt mô-đun xác minh Light Client được tái cấu trúc bằng ZK-Proof.

Khởi chạy SDK để phát triển Omnichain V1.

2024 Q4

Khởi chạy Omnichain Development SDK V2 với mã nguồn mở.

Đội ngũ phát triển

Những thành viên nổi bật trong đội ngũ phát triển của Map Protocol bao gồm:

  • Karry Lin: Ông là Core Contributor của Map Protocol.

  • Jason Kwok: Ông là Core Developer của Map Protocol.

  • Kevin Du: Ông là Core Developer của Map Protocol.

Nhà đầu tư

Rootstock đã huy động số tiền chưa được tiết lộ thông qua 2 vòng gọi vốn từ những quỹ đầu tư như Bitmain, Digital Currency Group (DCG), Coinsilium Group,…


Những nhà đầu tư của Map Protocol. Nguồn: crypto-fundraising.info

Đối tác

Hiện tại, Map Protocol đang hợp tác với các dự án như Avalon Finance, Solv Protocol, SupraOracles,…

Tổng kết

Map Protocol là giải pháp Bitcoin Layer 2 được xây dựng để giải quyết vấn đề tương tác cross-chain giữa các hệ sinh thái Bitcoin, EVM chain và non-EVM chain. Cơ sở hạ tầng Omnichain của Map Protocol theo cơ chế P2P được xây dựng dựa trên light clients (những máy khách nhẹ) và công nghệ ZKP tập trung vào khả năng tương tác cross-chain

Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Map Protocol để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. 

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!



Source link

Comments (No)

Leave a Reply