Sở thuế Mỹ công bố bản thảo khai thuế đối với nhà môi giới crypto, cộng đồng chỉ ra nhiều bất cập


Bản thảo biểu mẫu thuế do Sở thuế Mỹ (IRS) công bố yêu cầu các bên môi giới tiền mã hóa kê khai thông tin giao dịch của người dùng để tính doanh số bán hàng và nộp thuế. Nhưng cộng đồng crypto đã chỉ ra nhiều bất cập trong cách đánh thuế này.

Sở thuế Mỹ công bố bản thảo khai thuế đối với nhà môi giới crypto, cộng đồng chỉ ra nhiều bất cập

Bản thảo Biểu mẫu khai thuế của IRS

Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) mới đây đã phát hành bản dự thảo về biểu mẫu thuế dành cho các nhà môi giới và sàn giao dịch để kê khai doanh số bán tài sản số. Biểu mẫy này cung cấp thông tin chi tiết về cách IRS đang muốn phân loại các nhà môi giới tiền mã hóa.

Trong dự thảo Mẫu đơn 1099-DA, IRS phân loại các bên môi giới thành:

  • nhà điều hành ki-ốt,
  • đơn vị xử lý thanh toán tài sản kỹ thuật số,
  • nhà cung cấp ví lưu trữ,
  • nhà cung cấp ví không lưu trữ,
  • và những bên khác.

Biểu mẫu cũng yêu cầu người khai điền thông tin “địa chỉ ví tài sản số” và có ô tick lựa chọn xem liệu tài sản đó có phải là “chứng khoán không được đảm bảo” hay không.

Biểu mẫu này bắt nguồn từ đề xuất áp thuế lên “nhà môi giới crypto” vào năm ngoái, trong đó gợi ý phân loại các nhà môi giới tiền mã hóa tương tự như nhà môi giới đối với các công cụ đầu tư truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu.

Ngoài nhà môi giới bị đánh thuế, trước đó luật yêu cầu người Mỹ phải báo cáo giao dịch crypto lớn hơn 10.000 USD cũng đi vào hiệu lực vào đầu năm 2024.

Còn đối với Biểu mẫu 1099-DA, nếu được thông qua sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2025.

Cộng đồng crypto phản đối

Sau khi bản dự thảo về biểu mẫu thuế này được đăng tải, cộng đồng crypto đã nhanh chóng lên tiếng phản đối và chỉ ra nhiều bất cập trong cách tính thuế này.

Về thông tin thu thập

Để tính được doanh thu từ việc bán tiền mã hóa thì dĩ nhiên phải thu thập được thông tin cụ thể của từng giao dịch. Nên IRS yêu cầu có:

  • ID giao dịch (TxID)
  • địa chỉ ví nhận và địa chỉ ví người
  • tài sản giao dịch và số lượng

Như vậy là thu thập toàn bộ thông tin của những người tham gia giao dịch. Theo các chuyên gia, nếu IRS thu thập dữ liệu ví như thế này trên quy mô lớn (như toàn nước Mỹ) thì sẽ gây rủi ro đối với quyền riêng tư và tính bảo mật cho tài sản của công dân.

Về đối tượng

Biểu mẫu thuế hướng đến các sàn giao dịch CEX, các sàn DEX và các nhà cung cấp ví, cả ví lưu ký lẫn ví không lưu ký.

Điều này gây ra bất cập rất lớn vì các sàn DEX và các ví phi lưu ký là giao thức phi tập trung, không hề lưu trữ thông tin của người giao dịch.

Như vậy nếu để tuân theo IRS thì các nền tảng DeFi sẽ phải yêu cầu người dùng KYC mới được sử dụng, tương tự như các sàn tập trung hiện tại. Và cả khi chúng ta sử dụng một ví phi lưu ký cũng phải KYC đầy đủ.

Chẳng khác nào thay đổi toàn bộ cách thức DeFi vận hành, đi ngược lại với tinh thần ẩn danh và phi tập trung cố hữu của lĩnh vực.

Giám đốc Pháp lý và Chính sách tại Crypto Council for Innovation là Ji Kim bình luận:

“Thật không may khi các nhà cung cấp ví phi lưu trữ lại bị xem là nhà môi giới.

Các bên cung cấp ví phi lưu trữ về cơ bản chỉ là bên cung cấp công nghệ phần mềm, họ không có thông tin về các giao dịch được xử lý cũng như danh tính của các bên tham gia giao dịch.”

Còn theo công ty luật Gordon Law Group, dù cho cộng đồng tiền mã hóa có lên tiếng phản đối thì nhiều khả năng IRS vẫn sẽ yêu cầu các sàn DEX thu thập thông tin.

“Mặc dù cộng đồng crypto có khả năng phản đối việc các sàn DEX phải báo cáo với IRS, nhưng chúng tôi dự đoán rằng IRS sẽ không linh hoạt với yêu cầu này.

IRS có khả năng sẽ lập luận rằng trên thực tế, các sàn DEX này “có khả năng biết được” danh tính của người sử dụng và yêu cầu DEX phải KYC người dùng.”

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!





Source link

Comments (No)

Leave a Reply