Modular blockchain Eclipse huy động được 50 triệu USD trước thềm ra mắt mainnet


Vòng gọi vốn Series A do Placeholder và Hack VC đồng dẫn đầu. Số tiền sẽ được Eclipse sử dụng để chuẩn bị khởi chạy mainnet vào Q2/2024.

Modular blockchain Eclipse huy động được 50 triệu USD trước thềm ra mắt mainnet

Eclipse, giải pháp mở rộng trên Ethereum theo hướng Layer-2, đã thành công huy động 50 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A mới nhất do Placeholder và Hack VC đồng dẫn đầu.

Các nhà đầu tư khác tham gia vòng gọi vốn này bao gồm Polychain Capital, Delphi Digital, Maven 11, DBA và Fenbushi Capital. Bên cạnh đó còn có một số quỹ đầu tư chiến lược đến từ Flow Traders, GSR, Apollo Global Management và OKX Ventures. Trước đó vào tháng 09/2022, Eclipse đã thành công huy động 15 triệu USD được dẫn dắt bởi Tribe Capital và Tabiya, nâng tổng số tiền được tài trợ lên 65 triệu USD.

Modular blockchain là giải pháp phân tách công việc của mạng lưới blockchain thành từng phần bao gồm thực thi (execution), thanh toán (settlement), đồng thuận (consensus) và tính khả dụng dữ liệu (data availability – DA). Sau đó, sử dụng các blockchain hoặc thực thể off-chain khác nhau để đảm nhận công việc theo thế mạnh riêng.

Eclipsemột modular blockchain, sử dụng (Solana Virtual Machine – SVM) của Solana làm lớp thực thi, Ethereum làm lớp xác thực và đồng thuận, Celestia làm data availability, bên cạnh đó Eclipse còn sử dụng RISC Zero để tạo ZK Proofs cho xác minh, từ đó giúp tận dụng điểm mạnh về tốc độ, tính phi tập trung, và cải thiện lưu lượng các giao dịch mà chúng cần phải xử lý.

Nhà sáng lập dự án là ông ng Neel Somani cho biết: 

“Hiện tại không có giải pháp layer-2 nào trên Ethereum được xây dựng để mở rộng quy mô, do đó có rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác ở execution layer mà Eclipse sẽ kết hợp để cung cấp trải nghiệm người dùng vượt trội, từ đó cung cấp một giải pháp layer-2 có hiệu suất cao nhất”.

Số tiền tài trợ sẽ được Eclipse sử dụng để chuẩn bị ra mắt mainnet vào Q2/2024 sắp tới và tài trợ các cuộc hackathon, chương trình tăng tốc, tổ chức các sự kiện cộng đồng cho người dùng. Cho đến nay, dự án đã trải qua quá trình devnet và testnet với một số dApp đã thử nghiệm bao gồm Rarible, Pyth Network và Solend.

Sự xuất hiện của các giải pháp data availability thời gian qua đã trở thành một trong những xu hướng được thảo luận sôi nổi nhất của thị trường tiền mã hoá, vì chúng có thể biến kiến trúc hệ thống blockchain thành một thiết kế “modular” hơn, nơi các chức năng cốt lõi như thực hiện giao dịch và xử lý dữ liệu có thể được xử lý riêng biệt.

Đặc biệt, xu hướng DA lại càng trở nên phổ biến kể từ sau khi Celestia đi vào hoạt động từ tháng 10/2023, và dự án mới huy động được 100 triệu USD EigenLayer cũng có sản phẩm Data Availability của riêng mình là EigenDA – đã được OP Stack  Arbitrum Orbit tích hợp dịch vụ. Đầu tháng này, Avail, Lava Network và Inco là các dự án modular blockchain cũng đã gây quỹ thành công.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!





Source link

Comments (No)

Leave a Reply